Với sức tăng trưởng như vũ bão trong các năng gần đây, điện toán đám mây đem lại nguồn thu nhập khổng lồ cho các doanh nghiệp kinh doanh cloud và cả những khách hàng lựa chọn cloud là giải pháp lưu trữ. Song, vẫn tồn tại không ít những ý kiến trái chiều về  điện toán đám mây, điện toán sương mù hay điện toán biên, vai trò và sức ảnh hưởng, tương hỗ của lẫn nhau của ba loại hình trên.

Mô hình

Thực chất, cả ba hình thức này đều là ba giai đoạn phát triển để xây dựng lên một mô hình lưu trữ trực tuyến hoàn chỉnh.

Tầng đầu tiên, chính là tầng nền tảng điện toán biên. Nơi mà tất cả các thiết bị điện tử có nền tảng IOT, kết nối Internet có khả năng lưu trữ thông tin. Đó có thể là bất cứ thứ gì từ đồng hồ thông minh, máy tính xách tay, cột đèn tín hiệu,.. miễn là có kết nối internet sẽ được xử lý dữ liệu ngay tại chỗ tại môi trường điện toán biên thay vì dược đưa trực tiếp tất cả lên đám mây. Bằng cách lưu trữ một số dữ liệu cục bộ, điện toán biên giúp tăng tốc quá trình thu thập và chia sẻ một lượng lớn hơn dữ liệu có thể được kết hợp với thiết bị được kết nối IoT.

Tầng tiếp theo là  điện toán sương mù, các máy tính chủ sẽ nằm rải rác khắp nơi thay vì tập trung vào một vài trung tâm dữ liệu khổng lồ. Vị trí của các máy chủ này là hoàn toàn bí mật chỉ duy nhất các chuyên gia điều hành hệ thống điện toán sương mù mới xác định được. Dưới quan điểm kinh doanh và kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ IT truyền  thống như Intel, Dell, Microsoft. Quá trình chuyển dịch thông tin từ các đám mây lớn sang các trung tâm dữ liệu sương mù nhỏ lẻ, rải rác lại đem đến nhiều lợi ích. Khi các trung tâm dữ liệu nhỏ trở lên phổ biến khắc mọi nơi, các công ty này sẽ thu được doanh số chip hay bản quyền dịch vụ ra tăng, trải rộng thị trường tới nhiều hơn các khách hàng cỡ vừa và nhỏ, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các khách hàng lớn. Thuật ngữ “điện toán sương mù” (fog computing) cũng được sử dụng để mô tả những “đám mây” hoạt động gần biên hơn. Khi được sử dụng kết hợp, các kiến trúc điện toán đám mây, điện toán sương mù và điện toán biên có thể làm việc cùng nhau để lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả hơn.

Tầng đỉnh là đám mây, đây là tầng quen thuộc với khả năng hỗ trợ lưu trữ khổng lồ của nó. Ngày nay, các chuyên gia dường như tận dụng đồng thời cả ba hình thức trên, thúc đẩy phạm vi tiếp cận của hầu hết những gì các mạng đám mây có thể cung cấp. Các trung tâm dữ liệu đang được các ông lớn như AWS, Google, Microsoft mở rộng  trên khắp thế giới để phân cấp và tiệm cận gần hơn với các thiết bị, bất kể vị trí nào. Đó là điều chúng ta có thể tự tin công nhận khả năng hiệu quả của các hình thức đám mây.

IPComs tự tin là một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán uy tín trong thị trường Việt Nam.